MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://dolinmachine.com


Motor giảm tốc cốt âm

Bạn đang có nhu cầu tìm mua motor giảm tốc cốt âm chất lượng? Nhưng lại chưa biết motor giảm tốc gồm những loại sản phẩm nào, có công dụng ra sao.
Motor giảm tốc cốt âm
Motor giảm tốc cốt âm là gì?

Motor giảm tốc cốt âm là động cơ giảm tốc bao gồm một motor điện và một hộp giảm tốc cốt âm. Loại motor này được dùng khá phổ biến trong các ngành như công nghiệp và cơ khí ở nước ta hiện nay.

Các loại động cơ giảm tốc cốt âm phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại motor giảm tốc cốt âm chất lượng được nhiều người tin tưởng sử dụng. Có thể được chia thành hai motor giảm tốc sau:

Một là motor giảm tốc 3 pha 380V. Đây là động cơ giảm tốc phổ biến nhất và gồm 2 loại chính là:

    Motor giảm tốc mặt bích
    Motor giảm tốc chân đế

Hai là motor giảm tốc một pha loại mini. Động cơ này gồm có 3 loại chính là:

    Motor giảm tốc mini có trục thẳng
    Motor giảm tốc mini có trục vuông góc
    Motor giảm tốc mini có trục âm cốt âm

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Dưới đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ giảm tốc mà bạn cần phải biết:

Cấu tạo

Động cơ giảm tốc cốt âm được cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là motor điện và hộp giảm tốc cốt âm:

    Động cơ điện có 2 phần chính là Stato và Roto. Stato được cấu tạo bao gồm các cuộn dây có điện ba pha được quấn trên các lõi sắt. Từ trường quay của Roto được tạo thành nhờ sự bố trí của các lõi sắt này quanh 1 vành tròn.

    Hộp giảm tốc chứa bộ truyền động có sử dụng bánh răng hay trục vít bánh vít…. Hộp này giảm tốc này được dùng để giảm tốc độ vòng quay, giảm vận tốc góc, tăng momen xoắn.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc cốt âm là khi chúng ta muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm vận tốc, chúng ta chỉ cần lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện. Do đó, chúng ta có thể thay đổi số vòng quay của trục ra một cách linh hoạt.

Ngoài ra, chúng ta khó có thể chế tạo 1 động cơ điện có số vòng quay và momen xoắn theo ý muốn. Để thuận tiện hơn, người ta gọi đây là tỉ số truyền. Trong đó, tỉ lệ của số vòng quay và momen xoắn là nghịch nhau.

Motor giảm tốc cốt âm dùng để làm gì?

Động cơ giảm tốc cốt âm được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp và ngành cơ khí của Việt Nam với nhiều công dụng. Trong đó phải kể đến:

    Các dây chuyền băng tải tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy bia rượu nước giải khát hay thức ăn chăn nuôi,…

    Thang máy, vận thăng

    máy nuôi tôm, cá, mực cua; máy khuấy bùn

    Máy nghiền, máy trộn bột, máy ép mía

Cách chọn motor giảm tốc

Cách chọn lựa được loại motor giảm tốc chất lượng tốt nhất thì không hề dễ dàng. Nhưng bạn có thể dựa vào các quy tắc sau để có thể chọn ra được motor giảm tốc cốt âm phù hợp nhất với nhu cầu:

    Động cơ giảm tốc 1 pha nhỏ gọn, có tính cơ động nên thường được dùng cho nguồn điện trong gia đình. Tuy nhiên, giá thành nó cao và công suất lại khá nhỏ.

    Động cơ giảm tốc 3 pha có công suất cũng lớn hơn và giá thành cũng rẻ hơn động cơ giảm tốc 1 pha. Tuy nhiên, động cơ này chỉ sử dụng được ở những nơi có điện áp 3 pha.

Dựa trên nhu cầu của bản thân, bạn có thể chọn kiểu trục của động cơ giảm tốc phù hợp, có thể chọn động cơ giảm tốc trục thẳng, trục vuông góc, trục song song.

Những lưu ý khi vận hành motor cốt âm

Để vận hành motor giảm tốc cốt âm được hiệu quả, đồng thời, không làm giảm tuổi thọ của nó, chúng ta cần có những lưu ý sau:

    Trước khi vận hành motor, bạn hãy chắc rằng motor không có sự hỏng hóc nào với các bộ phận của mình.

    Xác định và điều chỉnh điện áp hoạt động sao cho ổn định và nguồn của động cơ được cấp đúng với điện áp.

    Lắp đặt động cơ một cách cố định vững chắc

    Khi tiến hành vận hành, bạn hãy đảm bảo rằng dòng điện định mức và các chỉ số, công suất không vượt quá chỉ số được quy định trên nhãn của máy.

    Phải có các thiết bị bảo vệ động cơ giảm tốc cốt âm khỏi tình trạng quá dòng, quá áp, mất pha

    Đảm bảo đủ dầu bôi trơn trên máy và thường xuyên bảo dưỡng máy