MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://dolinmachine.com


Một số lưu ý khi tính chọn động cơ và Hộp giảm tốc cho máy nâng

Một số lưu ý khi tính chọn động cơ và Hộp giảm tốc cho máy nâng
Một số lưu ý khi tính chọn động cơ và Hộp giảm tốc cho máy nâng Lựa chọn hộp giảm tốc cho máy nâng I- Lựa chọn hộp giảm tốc dùng cho máy nâng:
Hộp giảm tốc dùng cho cơ cấu nâng hiện nay được thiết kế chuyên dụng, có trục ra kiểu trục răng lắp đồng bộ với tang cuốn cáp nhằm tiết kiệm không gian, dễ lắp đặt và sử dụng.
 
Vì 1 đầu tang cuốn cáp đặt lên trục ra của hộp giảm tốc nên đầu ra trục hộp giảm tốc có lực hướng kính tỳ lên có giá trị ≈ lực căng cáp trên tang (đối với tang kép).
Với các thiết kế đã được tiêu chuẩn hóa, khả năng truyền tải lớn, tỷ số truyền cao các dòng sản phẩm này có khả năng đáp ứng được hầu hết các yêu cầu khác nhau của quý khách hàng. Khi tính chọn hộp giảm tốc cần chú ý những điều sau:
 
 
Một số lưu ý khi tính chọn động cơ và Hộp giảm tốc cho máy nâng
 
Lựa chọn hộp giảm tốc cho máy nâng
 
I- Lựa chọn hộp giảm tốc dùng cho máy nâng:
 
+ Sử dụng loại hộp chuyên dùng cho cơ cấu nâng có trục ra kiểu răng.
 
+ Kiểm tra tải trọng hướng kính lớn nhất tỳ lên đầu trục có đảm bảo an toàn, nếu không đảm bảo khả năng chịu lực thì tải trọng hướng kính trên đầu tang sẽ phá vỡ ổ bi của hộp giảm tốc.
 
+ Kiểm tra mô men xoắn trục ra của hộp giảm tốc có đáp ứng yêu cầu không.
 
II- Lựa chọn hộp giảm tốc cho cơ cấu di chuyển.
 
Hộp giảm tốc cho cơ cấu di chuyển có 2 loại là dẫn động chung hoặc dẫn động riêng. Đặc điểm của cơ cấu di chuyển là công suất thấp song tải trọng động lớn.
 
Hiện nay có rất nhiều cầu trục bị hỏng cơ cấu di chuyển do sử dụng bộ truyền bánh răng ngoài hoặc không sử dụng hộp giảm tốc chuyên dụng cho máy nâng nên khi tính toán kiểm tra tải trọng động bị thiếu. Chính vì vậy chúng tôi khuyến cáo các bạn nên chọn các hộp giảm tốc chuyên dùng cho máy nâng.
 
Đối với phương pháp dẫn động riêng với các tời nâng cỡ nhỏ và vừa, cầu trục và cổng trục cỡ nhỏ nên sử dụng động cơ liền hộp tích hợp phanh đuôi điện từ.
Giảm tốc Dolin
Với trục ra kiểu trục rỗng lắp liền với trục bánh xe, kiểu kết cấu này cho kết cấu nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và sử dụng. Tuy nhiên vì động cơ sử dụng phanh đuôi điện từ nên quá trình phanh hãm xảy ra không êm dịu bằng phanh thủy lực và cần căn chỉnh lại phanh điện từ trong quá trình sử dụng.
 
Với các tời cỡ lớn hoặc các tời có chế độ làm việc khắc nghiệt, các cơ cấu di chuyển cầu trục cỡ lớn hoặc cổng trục cỡ vừa và lớn thì nên sử dụng phương pháp dẫn động chung sử dụng động cơ và hộp giảm tốc chuyên dùng, đảm bảo khả năng truyền lực và chịu tải trọng động lớn.
 
Khớp nối răng chuyên dùng hoặc khớp nối các đăng có khả năng bù trừ sai lệch lớn. Phanh thủy lực có thể điều chỉnh thời gian phanh hãm giúp quá trình phanh hãm xảy ra êm dịu, tránh các tải trọng động lớn.
 
Phương pháp tính chọn động cơ dùng cho máy nâng
 
Phương pháp tính chọn động cơ cơ cấu nâng.
 
I- Lựa chọn loại động cơ và chế độ làm việc
 
- Đối với động cơ cơ cấu nâng phải căn cứ vào chế độ làm việc, môi trường làm việc, đặc tính tải nâng để tính chọn động cơ. Động cơ cơ cấu nâng phải là động cơ có chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại.
 
- Hiện nay thường có 2 phương pháp điều khiển động cơ chủ yếu. Với mỗi phương pháp điều khiển thì sẽ dẫn đến việc tính chọn chủng loại động cơ phù hợp.
 
a) Đối với động cơ nâng có yêu cầu cao về tốc độ nâng:
 
+ Dải điều chỉnh tốc độ nâng lớn 1-10;
 
+ Yêu cầu cao về điều khiển êm dịu;
 
Ta có thể sử dụng loại động cơ chuyên dùng cho cơ cấu nâng tích hợp điều khiển biến tần.
 
- Ưu điểm của loại động cơ này là:
 
Dải điều chỉnh tốc độ lớn.
 
Điều khiển êm dịu.
 
Tổn hao công suất nhỏ.
 
 
- Nhược điểm:
 
Đối với cơ cấu nâng phải sử dụng biến tần công suất gấp đôi động cơ thì mới sử dụng được. Giá thành của biến tần cao.
 
Khi biến tần gặp sự cố thường phải thay mới, rất khó sửa chữa
 
Khi sử dụng biến tần trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm, nhiều bụi thì tuổi thọ của biến tần thấp, nhất là trong các nhà máy xi măng, khai khoáng những bụi bặm và điều kiện làm việc khắc nghiệt.
 
Hệ thống điều khiển phức tạp.
 
 
b) Đối với động cơ nâng có yêu cầu không cao lắm về tốc độ nâng:
 
+ Dải điều chỉnh tốc độ 1-6 lần thì nên sử dụng động cơ dây cuốn điều khiển bằng biến trở.
 
Đây là kiểu động cơ máy nâng được sử dụng lâu đời và rộng rãi trên thế giới với nhiều ưu điểm nổi trội.
 
Giá thành thấp.
 
Hệ điều khiển đơn giản chỉ sử dụng các cuộn biến trở và hệ thống rơ le thời gian để cắt dần biến trở.
 
Dải điều chỉnh công suất lớn 1-6 lần.
 
Tuổi thọ biến trở cao ngay cả trong các điều kiện làm việc khắc nghiệt và bụi bặm
 
Các thiết bị điều khiển dễ dàng thay thế và sửa chữa.
 
Đặc biệt các động cơ dây cuốn được chuyên biệt hóa để sử dụng rộng rãi với các chế độ và điều kiện làm việc khác nhau như: Chế độ làm việc có thể thay đổi từ chế độ làm việc ngắn hạn S2, ngắn hạn lặp lại S3, ngắn hạn lặp lại thường xuyên khởi động S4 và ngắn hạn lặp lại thường xuyên khởi động và phanh hãm S5. Cường độ làm việc từ nhẹ cho đến rất nặng15-60%. Số lần đóng mở động cơ lên đến 300 lần/h