Hộp Giảm Tốc Chân Đế Trục Thẳng

Thứ bảy - 27/03/2021 15:01

Hộp Giảm Tốc Chân Đế Trục Thẳng

Giảm tốc chân đế trục thẳng luôn có độ tin cậy sử dụng rất cao bởi hiệu quả kinh tế cũng như tiết kiệm năng lượng của nó. Chính vì thế đã có rất nhiều thắc mắc được đặt ra xoay quanh động cơ này.
Cấu tạo, ưu điểm của nó ra sao? Có những loại động cơ nào? Quy trình bảo dưỡng động cơ giảm tốc là gì? Đáp ứng mong muốn được giải đáp, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho bạn.

Đặc điểm cấu tạo của động cơ giảm tốc chân đế trục thẳng

Cấu tạo chung của giảm tốc chân đế trục thẳng có 5 bộ phận quan trọng nhất. Trong đó bao gồm bánh răng chịu tải, vòng bi bạc đạn, phốt chịu nhiệt và trục động cơ.

Đối với motor giảm tốc chân đế trục thẳng, cần cho thêm vào trong hộp số mỡ làm mát bôi trơn của Nhật. Linh kiện của một hộp giảm tốc trục thẳng kiểu chân đế gồm có:

    Phốt chịu nhiệt
    Trục
    Vòng bi bạc đạn
    Bánh răng truyền động lớn
    Bánh răng ở trục motor
    Lỗ thoát nhiệt, thông hơi

Ưu điểm motor giảm tốc chân đế trục thẳng

Giảm tốc chân đế trục thẳng đã và đang được rất nhiều người ưa chuộng với những ưu điểm nổi bật sau:

    So với những motor giảm tốc khác, đây là loại có giá thành rẻ nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, chủng loại đa dạng nên rất dễ lựa chọn kích thước đường kính trục.

    Sở hữu chống rung tốt nhất. Việc lắp đặt cũng dễ dàng và an toàn.
    Bảo trì dễ hơn so với loại giảm tốc rời đồng trục mặt bích.

Phân loại động cơ giảm tốc chân đế trục thẳng

Motor giảm tốc thường không chạy nhanh như motor điện. Nhờ đó, người lao động sẽ theo kịp được tốc độ của giảm tốc. Dựa vào công suất, cấu tạo, hộp giảm tốc trục thẳng kiểu chân đế được chia thành 5 loại cơ bản sau:

Hộp giảm tốc chân đế trục thẳng điện 3 pha 380V

Đây là loại motor giảm tốc phổ biến nhất. Nó sở hữu tỉ số truyền 1/5 tới 1/200. Trong đó, có 2 loại chính là motor giảm tốc cốt âm chân đế và cốt âm mặt bích.

Hộp giảm tốc chân đế điện 220v 1 pha

Motor giảm tốc chân đế điện 220V 1 pha hay còn gọi là motor giảm tốc mini. Trong đó, chia thành 3 loại theo các trục khác nhau gồm:

    Động cơ giảm tốc cốt âm mini trục thẳng
    Động cơ giảm tốc cốt âm mini trục vuông góc
    Motor giảm tốc cốt âm mini âm cốt âm

Loại motor này khi lắp thêm hộp giảm tốc trung gian sẽ giảm tốc độ thêm 10 lần. Ngoài ra có thể sử dụng bộ điều tốc để điều chỉnh lại tốc độ.

Động cơ giảm tốc chân đế trục thẳng

Tốc độ phổ biến của loại motor giảm tốc chân đế trục thẳng là 467-23 vòng phút. Loại động cơ này có chi phí bảo trì rất tiết kiệm và bền bỉ với thời gian. Khi 1 motor bị hỏng, hộp số còn nguyên hoặc bị hỏng thì motor vẫn hoạt động bình thường. Ngoài ra, công suất motor thông dụng nhất là 0.37kw - 5.5kw

Động cơ giảm tốc chân đế tải nặng

Loại motor giảm tốc chân đế tải nặng thường được dùng trong sản xuất công nghiệp nặng, trong khi khai thác như luyện kim, chế tạo móc. Đồng thời chuyên dùng cho tải nặng với công suất 0.12Kw đến 200Kw. Loại hộp số giảm tốc này được ứng dụng trong quá trình sản xuất liên tục, các hệ thống dây chuyền sản xuất tự động,...

Quy trình bảo dưỡng hộp giảm tốc

Khi bảo dưỡng hộp giảm tốc chân đế trục thẳng, cần đảm bảo nắm bắt kỹ những quy trình dưới đây.

    Việc kiểm tra kỹ các vết ăn khớp của răng rất quan trọng. Cần xác định sớm và loại bỏ kịp thời khi có dấu hiệu vết ăn khớp không đồng đều, dẫn đến giảm tuổi thọ của bánh răng.

    Phần ổ đỡ cũng cần được kiểm tra ngay sau khi lắp đặt để xác định được loại dầu nào là cần thiết sử dụng.

    Ngoài ra, vì thường xuyên quay ở tốc độ cao nên bánh răng xe hút bụi bẩn rất nhiều vào trong hộp số. Hãy vệ sinh định kỳ và thường xuyên.

Bên cạnh đó, mỗi thương hiệu giảm tốc sẽ có thời gian thay dầu nhớt khác nhau cho hộp giảm tốc chân đế trục thẳng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10120 trong 4974 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn