Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của DC Motor

Thứ tư - 19/05/2021 14:34

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của DC Motor

Trên thị trường hiện nay xuất hiện phổ biến 2 dòng motor khác nhau là DC Motor (động cơ 1 chiều) và AC motor (động cơ xoay chiều). Trong đó, Motor DC (động cơ 1 chiều) được tìm kiếm khá nhiều bởi tính ứng dụng cao của chúng vào thực tiễn. Điều này cũng khiến khái niệm dc motor là gì làm nhiều người chưa hiểu rõ.
DC Motor là gì?

Để có thể giải thích cụ thể về DC Motor, mọi người cần đi sâu vào tìm hiểu khái niệm cơ bản cùng những phân loại của dòng động cơ này. Hiểu được những thông tin này mới có thể lựa chọn động cơ motor phù hợp với nhu cầu của chính mình.

Khái niệm cơ bản

Động ᴄơ một ᴄhiều DC (DC là từ ᴠiết tắt ᴄủa cụm từ Direᴄt Current Motorѕ) được hiểu là động ᴄơ được điều khiển bằng dòng ᴄó hướng хáᴄ định. Cụ thể hơn thì đâу chính là loại động ᴄơ được ᴄhạу bằng nguồn điện áp DC - điện áp 1 ᴄhiều (khác biệt so với những điện áp xoay chiều AC). Đầu dây của loại động cơ này thường có 2 dây bao gồm dây nguồn (ký hiệu là VCC) và dây tiếp đất (ký hiệu là GND). Tóm lại khái niệm dễ hiểu nhất về dc motor là gì thì chính là một loại động cơ một chiều với động cơ được quay liên tục.

Phân loại những động cơ điện một chiều

Để có thể đưa ra được sự phân loại đối với những động cơ điện một chiều chính xác nhất cần căn cứ vào tính ứng dụng của từng loại trong thực tế. Cụ thể, có thể phân những loại động cơ điện một chiều thành những loại sau: kích từ độc lập, song song, nối tiếp và hỗn hợp. Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt mọi người chủ yếu chỉ tiếp xúc với dc motor có công suất thấp với bộ phận Stator có sử dụng nam châm nên sẽ không cần sử dụng kích từ cho những động cơ đó. Do vậy, việc phân loại những dc motor chỉ có thể mang tính chất tham khảo mà thôi, vấn đề cần dựa vào thực tế khi sử dụng.

Cấu tạo của DC Motor

Cấu tạo của DC Motor bao gồm những bộ phận là: rotor (phần ứng), stato (phần cảm) và phần cổ góp – bộ phận chỉnh lưu. Và giúp mọi người hiểu rõ hơn dc motor là gì những phân tích về từng bộ phận sẽ khiến bạn có cái nhìn chi tiết hơn.
 


    Stator của động cơ điện một chiều thường sử dụng 1 hoặc nhiều những cặp nam châm.

    Rotor chính là những cuộn dây quấn và được nối tiếp với những nguồn điện một chiều.

    Bộ phận chỉnh lưu có tác dụng đổi chiều của dòng điện trong khi chuyển động quay của roto là liên tục. Bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi than để tiếp xúc với cổ góp.

Nguyên lý hoạt động của DC Motor

Động cơ DC Motor là một động cơ trong đó từ thông chính được sinh ra bởi nam châm vĩnh cửu khi dòng điện chạy qua cuộn dây phần ứng từ nguồn điện áp một chiều làm cho phần ứng hoạt động như một nam châm. Khi đó các cực của phần ứng được thu hút vào các cực của từ trường theo chiều ngược nhau. Và tốc độ của động cơ DC Motor tỉ lệ thuận với giá trị điện áp đặt vào phần ứng. Có thể hiểu một cách chi tiết về hơn về khái niệm dc motor là gì thì nguyên lý hoạt động của DC Motor cần được hiểu với những pha sau đây:

    Pha 1: Khi từ trường của rotor cùng cực với stator nên sẽ đẩy nhau tạo nên chuyển động xoay của rotor.

    Pha 2: Bộ phận roto sẽ tiếp tục quay​ tạo nên từ trường

    Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu sau đó trở lại pha 1

Nếu như trục của DC Motor được kéo bằng một lực ngoài thì động cơ sẽ hoạt động như một chiếc máy phát điện một chiều và tạo nên sức điện động cảm ứng gọi tắt là Electromotive force. Và khi vận hành bình thường, rotor khi quay sẽ phát ra một điện áp gọi là sức điện động vì nó đối kháng lại điện áp bên ngoài được đặt vào động cơ. Như vậy có thể hiểu điện áp đặt trên động cơ gồm 2 thành phần là: sức phản điện động và điện áp giáng tạo nên điện trở nội của cuộn dây phần ứng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10130 trong 4976 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn